Chuyển đến nội dung chính

Hướng dẫn cách trồng lan hồ điệp bằng than củi

Trồng lan bằng than củi là một trong những phương pháp phổ biến và đơn giản nhất mà có lẽ ai cũng biết. Tuy nhiên, trồng như thế nào cho cây tươi tốt và ra nhiều hoa mới thì chắc chắn là điều mà không phải ai cũng biết cách.
Đối với mỗi một loài hoa lan, lại có những điều kiện riêng biệt để có thể phát triển tốt nhất. Tùy từng điều kiện khác nhau mà ta có thể lựa chọn loại giá thể cho phù hợp. Hầu hết những loại lan thường dùng giá thể là than củi là chủ yếu. Vậy cách trồng lan bằng than củi được thực hiện như thế nào?

1. Lựa chọn lan thích hợp để trồng lan bằng than củi

Có rất nhiều giống lan để cho bạn lựa chọn, tuy nhiên, bạn cũng cần phải lựa chọn giống lan nào không chịu ẩm sẽ thích hợp hơn bởi do than củi thì rất dễ thoát nước mà khi tưới, than sẽ hút nước và cây thường sẽ ở trạng thái khô.
Trong-lan-bang-than-cui-01.jpg
Trồng lan bằng than củi

2. Lựa chọn chậu để đặt than củi

Khi chọn chậu, bạn nên chọn những chậu có kích thước phù hợp với cây. Tuyệt đối không nên  chọn chậu to quá, đặc biệt, nếu muốn cây mau ra hoa thì bạn chọn chậu vừa phải để tránh cây phát triển lá thì không chịu ra hoa nhé.
Về chất liệu, nên chọn chậu làm bằng đất nung. Tuy nhiên với loại này thì bên ngâm cho no nước rồi mới dùng để trồng. Còn nếu chọn chậu nhựa thì không cần ngâm mà có thể trồng cây luôn, nhưng chậu nhựa thì tất nhiên khả năng giữ ẩm và tạo môi trường sống tự nhiên không sánh được bằng chậu đất nung.
Trong-lan-bang-than-cui-02.jpg

3. Chuẩn bị than trồng

Than củi dùng để trồng hoa phong lan không phải là loại than đốt lò làm sẵn từng viên, mà phải là loại được đốt từ củi.
Ưu điểm:
+ Khi trồng lan bằng than củi, thời gian giữ cây lâu bền, khoảng từ 5-6 năm mới phải thay chậu và chi dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ.
+ Một số loại côn trùng trong đó sên không vỏ (Slug) không ưa sống trong than, do vậy giá thể có than đã hạn chế sự phá hại rễ của một số loại côn trùng.
Nhược điểm:
Do than giữ chất muối và phân bón cho nên thỉnh thoảng (1-2 tháng) phải xả thật nhiều nước cho giá thể không bị mặn.
Trong-lan-bang-than-cui-03.jpg

4. Cách trồng cây vào chậu than:

Bạn nên thực hiện lần lượt những bước trồng lan như sau:
Bước 1: Cho phần than củi để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu)
Bước 2: Sau đó cho 1 lớp mỏng (khoảng 1/5 chậu) là sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu, cho cây vào chậu cho cây đứng với tư thế mong muốn.
Bước 3: Cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm, không cần nén chặt nhưng vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đứng.
Bước 4: Sau khi trồng cây, bạn hãy tưới nước luôn cho cây nhé.

5. Chăm sóc

- Ánh sáng: Nếu trồng lan bằng than củi trong nhà, bạn nên đặt ở vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc có thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ ban ngày là 18-29 độ C và nhiệt độ ban đêm là 13-18 độC.
Trong-lan-bang-than-cui-04.jpg
Trồng lan bằng than củi
Độ ẩm thích hợp nhất chính là từ 50-80%, trường hợp có độ ẩm thấp hơn thì nên sử dụng màn che để hạn chế hiện tượng thoát hơi nước.

Lưu ý khi trồng lan bằng than củi:

Muốn cây phong lan kéo dài thêm tuổi thọ thì khi trồng, bạn nên lưu ý đặc biệt đến việc thay chậu mới cho cây. Việc thay chậu cho cây cần thiết phải được thực hiện là do:

+Thứ nhất, cây lan không sinh trưởng được trong chậu đang trồng, còi cọc hoặc chậm ra lá mới.

+Thứ 2, giá thể sau một thời gian sử dụng thì bị phân hủy, nên không đủ không khí lẫn chất dinh dưỡng để đảm bảo môi trường tốt nhất cho bộ rễ tiếp tục phát triển.

+Thứ 3, khi phong lan mắc một số bệnh như thối lá, đen lá ở mức độ nặng… thì cũng cần thay chậu mới để ngăn chặn mầm bệnh lây lan và nghiêm trọng thêm. Không những vậy, chậu cũ khi thay cần được vứt bỏ, không tái sử dụng để trồng cây khác.

+Thứ 4, khi cây đã ra nhiều nhánh con và chậu hiện tại trở nên chật chội, không còn đủ diện tích cho cây tiếp tục phát triển thêm.

Chính vì vậy, việc thay chậu mới cho lan cần được tiến hành thường xuyên, bạn có thể tiến hành thay một lần trong một năm hoặc cách 2 năm thay một lần. Thời điểm thích hợp nhất để thay chậu cho hoa phong lan chính là vào mùa xuân.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách trồng lan bằng than củi hiệu quả nhất. Chúc bạn có những giỏ lan đẹp và cho nhanh cho nhiều hoa nhất!

Nguồn: https://vuonphonglan.vn/vi/tuyet-chieu-trong-lan-bang-cui-ra-nhieu-hoa.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguồn gốc và ý nghĩa của loài hoa lục bình tím

Hoa lục bình mang vẻ đẹp riêng rất bình dị, thân thương như những thiếu nữ “chân quê” nền nã thủa nảo nào. Mùa lục bình nở hoa, cả một sắc tím biếc mênh mang bao trùm mặt nước những ao hồ, kênh rạch, dòng sông… Tên tiếng Việt: Lục bình, bèo tây, sen Nhật. Tên khoa học: Eichhornia crassipes Là một loài thực vật thuỷ sinh, thân thảo, sống nổi theo dòng nước, thuộc về chi Eichhornia của họ Họ Bèo tây(Pontederiaceae). Nguồn gốc Hoa lục bình là những cây lưu niên mọc tự do – nổi trên mặt nước có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Du nhập Việt Nam khoảng năm 1905, do đó trong tiếng Việt mới có tên bèo tây. Còn tên bèo Nhật Bản vì có người cho là mang từ Nhật về. Lộc bình do cuống lá phình lên giống lọ lộc bình. Phù bình vì nó nổi trên mặt nước. Đặc điểm cây hoa lục bình Cây hoa lục bình mọc cao khoảng 30 cm với dạng lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt, gân lá hình cung dài,hẹp. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây b

Hình ảnh đẹp và ý nghĩa của loại hoa thạch thảo

Những đóa hoa thạch thảo với những cánh hoa mỏng manh, xòe rộng như cánh mối đang bay lượn toát lên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, rất đỗi dịu dàng. Ở Châu Âu, thạch thảo tượng trưng cho vẻ đẹp nữ tính, thanh tú, mềm mại và cũng thể hiện sự chín chắn khi hoa nở vào cuối thu – thời điểm hầu hết các loại hoa khác đã úa tàn. Hoa thạch thảo luôn thu hút mọi ánh nhìn, sự ưa thích của phái đẹp Hoa thạch thảo có nhiều màu sắc Đặc điểm cây hoa thạch thảo Cây hoa thạch thảo còn được biết đến với tên gọi cây hoa cúc cánh mối, hoa lưu ly hoặc for get me not – xin đừng quên tôi, có tên khoa học là Aster amellus, thuộc họ hoa Cúc – Asteraceae, xuất xứ từ Italia. Cúc cánh mối thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, phân nhiều nhánh nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 30-60 cm. Lá cây hình lưỡi mác thuôn dài, nhọn ở đầu, mọc từ thân cây, màu xanh đậm. Hoa thạch thảo có hình tròn xinh được xếp bởi nhiều lớp cánh hình dáng giống cánh mối. Màu sắc chủ yếu của thạch thảo là hồng, lam tí

Hình ảnh đẹp và ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Mỗi loài hoa sẽ mang cho mình mỗi sắc đẹp và ý nghĩa riêng biệt. Có những loài hoa mang ý nghĩa của tình yêu, có loài thì tượng trưng cho tình bạn, loài thì tượng trưng cho sự trong trắng, cao quý của người con gái.... Hoa Cẩm Chướng cũng vậy, nó mang lại nhiều thông điệp và ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào từng sắc màu. Từ rất xa xứ, con người ta đã biết dùng tới  Hoa để thổ lộ tình cảm thay cho lời tỏ tình, tạm biệt hay những lời chúc phúc dành cho nhau. Hoa Cẩm Chướng mang lại 1 ý nghĩa sâu sắc và tinh tế: Sự ái mộ, thôi miên, quyến rũ hay Tình yêu của phụ nữ - Niềm tự hào - Sắc đẹp - Tình yêu trong sáng và sâu đậm, thiết tha. Hoa Cẩm Chướng có tên khoa học là Dianthus Caryophyllus có nguồn gốc từ Hy Lạp. Nó còn có 1 tên gọi khác nữa, đó là: Hoa Cẩm Nhung , thường được trồng ở điều kiện môi trường không khí lạnh. Hoa Cẩm Chướng còn được gọi là Hoa Cẩm Nhung Đây là 1 loài hoa được rất nhiều người yêu thích bởi nó có vẻ đẹp dịu dàng, mong manh và mang những ý nghĩa